Tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành logistics Việt Nam

Ngành logistics Viêt Nam đang trong giai đoạn “chuyển mình” mạnh mẽ kể từ sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực (2014), trở thành thị trường đứng thứ 11 trong các thị trường logistics mới nổi năm 2022. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, năng lực vận hành và hiệu quả trong hoạt động cung cấp các dịch vụ logistics  vẫn ở mức thấp nếu so với các nước trong khu vực và còn nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ.

Thị trường mới nổi đầy tiềm năng

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, nơi giao lưu của nhiều luồng hàng hoá trên thế giới nên được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ logistics.

Bất chấp sự ảnh hưởng từ COVID-19, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Bên cạnh đó, cơ hội đến từ logistics cho thương mại điện tử, những hiệp định thương mại tự do (FTA) và những điều kiện chúng ta được thụ hưởng sẽ là cơ sở phát triển ngành logistics nói riêng và các ngành khác cho sự phát triển của doanh nghiệp nói chung.

Dẫn chứng những con số cụ thể tại diễn đàn “Logistics Việt Nam: chuyển mình phát triển”, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công thương cho biết, trong thời gian qua, hoạt động logistics Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc và kinh ngạch xuất nhập khẩu rất lớn.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng kinh ngạch đạt 557,93 tỷ USD, xuất khẩu đạt 282,35 tỷ USD, tăng 17,2%; nhập khẩu đạt 275,58 tỷ USD, tăng 12,8%. Đặc biệt, xuất siêu trong 9 tháng đầu năm đạt 6,77 tỷ USD.

“Nếu so sánh với một số nước trong khu vực như Malaysia, Philippines… năng lực và khả năng của doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào xuất nhập khẩu rất lớn”, ông Chinh khẳng định.

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường Logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022 – 2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%, song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch Covid với GDP sau 9 tháng đầu năm 2022 đạt mức 8,93%.

Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp.

Trong đó, 89% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% có vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như: Kuehne + Nagel, DHL Supply Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker…

Sự lên ngôi của các xu hướng vận chuyển, logistics và chuỗi cung ứng mới trong nền kinh tế số đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi đầy tiềm năng. Đặc biệt, sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với các “ông lớn” như Shopee, Lazada hay Tiki… đã trở thành một cơ hội đầy tiềm năng để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới… gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Cần có tầm nhìn tổng thể và bắt kịp xu hướng

Mặc dù là một ngành nhiều tiềm năng nhưng thực tế, phần lớn các doanh nghiệp logistics của ta có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn và công nghệ cũng như năng lực hoạt động ở thị trường quốc tế. Sự thiếu liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp cùng lĩnh vực cũng như thiếu tính kết nối giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics đã làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt.

Cộng đồng doanh nghiệp logistics Việt cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới… gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Dù vậy, logistics đang bị hạn chế ngay trên chính sân chơi của doanh nghiệp Việt khi chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, còn phân tán, thiếu tính kết nối giữa các khâu từ vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu tới lưu trữ kho bãi và quản trị chuỗi cung ứng. Quy mô và phạm vi dịch vụ các trung tâm logistics còn hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp hoặc trong phạm vi mang tính địa phương, chưa phát triển đến quy mô phục vụ 1 ngành hoặc 1 vùng kinh tế.

Để biến thị trường logistics từ tiềm năng thành hiện thực, cần một chính sách tổng thể từ thu hút đầu tư tới cải thiện cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính… và các cơ quan chức năng đã và đang xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và hiệu quả.

Theo ông Hoàng Quang Phòng cho hay, trong giai đoạn hiện tại, ngành logistics cũng đã gặp một số khó nhăn nhất định, chuỗi cung ứng đứt gãy, sự liên kết và đa phần các doanh nghiệp trong ngành thuộc quy mô nhỏ và vừa năng lực tận dụng các cơ hội còn những hạn chế nhất định. Do đó, cần có sự liên kết chuỗi chặt chẽ hơn, có sự đồng tâm vạch ra định hướng cho sự phát triển của ngành.

Thêm vào đó, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ, còn phân tán, thiếu tính kết nối giữa các khâu từ vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu tới lưu trữ kho bãi và quản trị chuỗi cung ứng. Quy mô và phạm vi dịch vụ các trung tâm logistics của hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp hoặc trong phạm vi mang tính địa phương, chưa phát triển đến quy mô phục vụ 1 ngành hoặc 1 vùng kinh tế.

Ông Hoàng Quang Phòng cho biết thêm, hiện tại VCCI cũng đã thành lập Nhóm công tác về logistics gồm các thành viên trong Ban chấp hành VCCI.

Đồng thời, kiến nghị thành lập Tổ công tác liên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công Thương để rà soát tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ ngành logistics khi đề xuất các chính sách, giải pháp phục vụ xây dựng đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong tình hình chi phí logistics “leo thang” và thiếu hụt về số lượng container nghiêm trọng năm 2021.

Đặc biệt mới đây, VCCI đã hợp tác cùng VLA khởi động Dự án Chỉ số năng lực cạnh tranh Logistics cấp tỉnh (Logistics Competitiveness Index – LCI) Việt Nam 2022. Từ kinh nghiệm của PCI, VCCI sẽ đồng hành cùng VLA triển khai LCI đem đến một “bức tranh” chung về ngành kinh doanh dịch vụ logistics tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Từ đó, giúp hoạch định các chính sách nhằm phát triển ngành này tại các địa phương trên cả nước. Qua đó, LCI là công cụ đắc lực để phản biện chính sách-một trong bốn trụ cột xây dựng nên hệ thống logistics Việt Nam, tác động cắt giảm chi phí logistics và hỗ trợ phát triển sản xuất xuất khẩu, và thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả.

Định hướng cho ngành logistics phát triển trong thời gian tới, ông Phan Văn Chinh cho rằng, hiện nay, ngành logistics vẫn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vậy nên, trong chiến lược phát triển của ngành, cần có sự hỗ trợ, liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng thúc đẩy, phát triển thị trường, cùng với đó, cần xây dựng những doanh nghiệp “đầu đàn” đủ năng lực, có quy mô để tư vấn, dẫn dắt các doanh nghiệp trong ngành theo mô hình cộng sinh, cùng tăng trưởng và phát triển.

Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội logistics Việt Nam cho rằng, cần có những chương trình hành động quốc gia về logistics là một quy hoạch tổng thể phát triển ngành (quy hoạch tích hợp) để có thể tạo nền tảng phát triển dài hạn. Theo đó, các chương trình hành động quốc gia hay các chương trình/dự án/đề án hiện có của các bộ ngành nên tập trung vào một số hoạt động mũi nhọn, gồm phát triển kỹ năng số cho các cấp nhân sự; các chương trình xúc tiến thương mại dựa trên giải pháp logistics hiệu quả và nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng, đào tạo và chuyển giao công nghệ với hàng loạt công nghệ mới.

Hà An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *